Tổng giám đốc IPPG – Bà Lê Hồng Thủy Tiên làm diễn giả tại Hội nghị thượng đỉnh Phụ Nữ toàn cầu năm 2019
08 - 07 - 2019
Vừa qua, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu năm 2019 với chủ đề “Phụ nữ - Tái định nghĩa thành công” diễn ra tại thành phố Basel Thụy Sĩ.
Vào ngày 6 tháng 7, Nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng giám đốc IPPG đã tham gia làm diễn giả tại phiên làm việc về chủ đề “Những thay đổi và thách thức trong ngành kinh doanh Thời trang”.
Dẫn đầu đoàn doanh nhân Việt Nam với hơn 60 đại biểu là Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng các lãnh đạo tham dự như: Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hoàng Thị Ái Nhiên, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết Minh cùng các CEO của hơn 60 doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu.
Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu lần thứ 29 với chủ đề “Phụ nữ - Tái định nghĩa thành công” thu hút sự tham gia của 1.200 lãnh đạo nữ, chính khách, doanh nghiệp và các nhà văn hóa xã hội từ hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có các nữ lãnh đạo chính phủ của nhiều nước, cùng nhiều chủ tich, CEO các tập đoàn công ty lớn như: Credit Suisse, IBM, Ernst & Young, Microsoft và quy tụ đội ngũ báo chí quốc tế: Financial Times (UK), Enterprising Women (USA), Swiss Federal Railways (Switzerland), Financial Times (UK), News Anchor, CNN Money…
Tổng Giám Đốc IPPG cùng Nguyên Phó Chủ Tịch nước Trương Mỹ Hoa và các nữ doanh nhân khác
Tổng giám đốc IPPG chia sẻ chiến lược phát triển bền vững
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao những đóng góp của Hội nghị suốt ba thập kỷ qua trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của người phụ nữ ở cả phương diện quốc gia và quốc tế. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Nước chia sẻ một số quan điểm về thước đo thành công đối với phụ nữ trong thời đại mới.
Là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam, bà Lê Hồng Thủy Tiên - Tổng giám đốc Tập đoàn IPPG được Chủ tịch hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết Minh - đề cử và nhận được lời mời từ bà Nativida - Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu tham gia phiên thảo luận với chủ đề "Những thay đổi và thách thức trong ngành kinh doanh thời trang". Cùng phiên thảo luận tại diễn đàn Hội nghị Phụ nữ Toàn cầu với bà Thủy Tiên còn còn có bà Kim Sung Joo – Chủ tịch thương hiệu cao cấp MCM, bà Tasset – Tổng giám đốc Nina Ricci và bà Bellini – CEO thương hiệu thời trang cao cấp Elsa Schiaparelli SAS. Điều phối chương trình là bà Melanie – Biên tập viên báo mạng Handelszeitung danh tiếng.
Tổng giám đốc IPPG tại sự kiện Hội nghị phụ nữ thượng đỉnh toàn cầu 2019
Với phát biểu bằng tiếng Anh đầy tự tin, Doanh nhân Thủy Tiên đã chia sẻ: “IPPG là công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh hàng thời trang trung và cao cấp tại Việt Nam. Làm kinh doanh thời trang cao cấp từ cách đây hơn 30 năm, chúng tôi muốn chứng minh cho các nhà đầu tư và các thương hiệu quốc tế rằng đất nước chúng tôi đã sẵn sàng cho sự phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ sự phát triển của nền kinh tế, minh bạch hóa các quy định, quy chế quản lý hiện hành, đã tạo dựng được môi trường đầu tư minh bạch, an toàn và chào đón tất cả các doanh nghiệp đến kinh doanh và tăng trưởng bền vững tại Việt Nam.
Bà nhận định, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và một số người tiêu dùng chưa tiếp cận được về trải nghiệm các giá trị của thương hiệu đẳng cấp. Do đó, không chỉ IPPG đang bán hàng hóa mà còn đang định hình các trải nghiệm thực tế cho người tiêu dùng về giá trị của thương hiệu cao cấp trên quy mô tiêu chuẩn quốc tế.
Không những thế, chúng tôi còn phải chứng minh cho các thương hiệu là IPPG có hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam. Chúng tôi có được tập khách hàng VIP trải dài và lớn nhất thị trường, đó là chìa khóa đảm bảo sự phát triển kinh doanh thành công tại thị trường Việt Nam của các thương hiệu – một thị trường đầy tiềm năng với dân số gần 100 triệu người và có giá trị trong thi trường bán lẻ tương đương 160 tỷ USD” – Bà chia sẻ.
Những thách thức trong kinh doanh và giải pháp đến từ công nghệ
Có những thách thức mà tất cả các nhà bán lẻ cần cẩn trọng và sẵn sàng đối phó: lạm phát, những biến đổi khó lường trước của nền kinh tế thế giới, hàng giả, thị trường xách tay và hàng lậu, nhân lực, vị trí đắc địa khó tìm trong kinh doanh hàng hiệu… Nhưng tôi tự tin rằng chúng tôi đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho IPPG về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Và hiện nay các thương hiệu đã tự chủ động tìm đến IPPG để tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam và lắng nghe định hướng đúng đắn của một tập đoàn giàu kinh nghiệm và uy tín như IPPG”.
Tổng giám đốc IPPG chia sẻ về ứng dụng công nghệ giải quyết các thách thức trong kinh doanh
Bà cũng đánh giá công nghệ là một phần quan trọng trong hệ thống kinh doanh của mình. IPPG đã đầu tư hàng triệu USD cho hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng, hệ thống ERP bao gồm: HRM, CRM, Loyalty và Hệ thống bán lẻ thông minh.
IPPG sẽ nắm bắt xu hướng hiện tại, định hướng phát triển tiếp theo của công ty sẽ là kinh doanh thương mại điện tử với hơn 100 thương hiệu và điều này sẽ giúp công ty phát triển hơn về mảng bán lẻ trong 10 năm tới. Trách nhiệm xã hội của IPPG ngày càng trở nên quan trọng và song hành cùng chúng tôi khi phát triển doanh nghiệp. Chúng tôi ủng hộ và đã triển khai cho doanh nghiệp mình áp dụng các tiêu chí thân thiện với môi trường, luôn hỗ trợ và đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng, bền vững của cộng đồng.
Dưới đây là toàn bộ nội dung phiên tọa đàm của Tổng giám đốc IPPG tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu 2019:
Tôi rất vinh dự được tham gia buổi hội thảo này cùng với tất cả các vị lãnh đạo nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới.
Và xin một lần nữa, cho phép tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban tổ chức.
1/ Điều hành doanh nghiệp phân phối/bán lẻ hàng cao cấp/ xa xỉ có điểm nào giống với điều hành các doanh nghiệp kinh doanh khác?
- Về hoạt động cơ bản, điều hành một doanh nghiệp phân phối hàng cao cấp/ xa xỉ khá giống với bất kỳ doanh nghiệp ngành nghề khác, tuy nhiên có một vài điểm khác nhau như:
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và một số người tiêu dùng chưa tiếp cận được với kinh nghiệm và kiến thức về giá trị thương hiệu và cách sử dụng hàng xa xỉ, do đó, sự khác biệt là không chỉ IPPG đang bán hàng hóa, chúng tôi còn đang định hình và hướng dẫn/cung cấp các trải nghiệm thực tế cho người tiêu dùng về định nghĩa của sự xa xỉ trên qui mô/ tiêu chuẩn quốc tế, để tạo ra nhận thức đúng về giá trị thương hiệu và từng bước tạo dựng sự yêu thương và lòng trung thành của khách hàng với mỗi thương hiệu IPPG đang phân phối tại VN.
IPPG luôn nhắm mục tiêu vào thị trường “niche” là những khách hàng nắm giữ một khoản thu nhập khả dụng chính trong xã hội VN để tập trung phục vụ, nhằm mang đến các trải nghiệm thương hiệu xa xỉ hoàn hảo nhất với qui mô /tiêu chuẩn quốc tế, tạo dựng sự yêu thương với thương hiệu và khuyến khích khách hàng sử dụng và đầu tư vào thương hiệu xa xỉ với giá trị trường tồn.
- IPPG đang phân phối các thương hiệu cao cấp/ xa xỉ quốc tế với lịch sử phát triển lâu dài về chất lượng và tiêu chuẩn, vì vậy chúng tôi luôn phải chọn lựa kĩ lưỡng, xây dựng và liên tục đào tạo đội ngũ vận hành nội bộ với chất lượng cao cấp nhất để phù hợp với các tiêu chuẩn vận hành của các thương hiệu xa xỉ quốc tế.
- IPPG cũng phải chứng minh rằng chúng tôi có hiểu biết sâu sắc về thị trường VN. Chúng tôi có được khách hàng VIP lớn nhất thị trường (tất cả khách hàng chi tiêu hàng đầu tại VN) và đó là chìa khóa cho khả năng mở rộng thương hiệu thành công tại thị trường VN cho các thương hiệu với dân số gần 100 triệu người và giá trị thị trường bán lẻ tương đương 160 tỷ USD.
2/ Điều gì đã thúc đẩy Bà đi theo hướng này?
- Sau thời kỳ cải cách kinh tế và chính trị năm 1985, IPPG đã giúp đỡ mở đường bay cho VN bay ra và hòa nhập với thế giới, và nhiệm vụ/ mục đích tiếp theo của IPPG là làm thế nào để thu hút thêm khách du lịch và thúc đẩy ngành du lịch, thúc đẩy sự phát triển của đất nước VN chúng tôi.
Khi mọi người đi du lịch đến một quốc gia, có vài thông số tiêu chuẩn thể hiện sự phát triển của một quốc gia như số lượng khách sạn 5 sao, thương hiệu nhà hàng cao cấp, thương hiệu xe hơi hạng sang, các tòa nhà cao tầng và Chắc chắn không thể thiếu các thương hiệu xa xỉ .
Với mục đích đó, chúng tôi đã và đang tiếp tục đầu tư vào kinh doanh hàng miễn thuế ở tất cả các sân bay tại VN.
IPPG đã rất khó khăn để thuyết phục các thương hiệu xa xỉ đầu tư vào sân bay VN vào thời điểm 30 năm trước.
Trong những ngày đầu khởi nghiệp, IPPG đã phải gõ cửa rất nhiều các thương hiệu cao cấp kinh doanh hàng miễn thuế, nhưng hầu hết các đối tác đều từ chối lời mời hợp tác cho thị trường VN. Và thật may mắn với chúng tôi! Thương hiệu rượu Hennessy và thương hiệu giầy/ hàng thời trang da Bally của Thụy Sĩ đã chào đón và tin tưởng kế hoạch phát triển thị trường bán lẻ tại VN của chúng tôi. Tôi vẫn còn nhớ như in Ông CEO của thương hiệu Bally đã phỏng vấn trực tiếp tôi vào thời điểm đó: Bà có biết Biên lợi nhuận là gì không? Cách thức để sử dụng “Phương pháp định giá cộng chi phí” như thế nào? Bà có biết điều kiện/ điều khoản tín dụng là gì không? Bà có tài khoản ngân hàng không? Tôi đã trả lời KHÔNG, xin lỗi Ông, tôi không biết nhưng tôi có giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế, tôi có uy tín và quyết tâm thành công của riêng mình!! Ông ấy đã mỉm cười và cuối cùng đã chấp thuận cho mở cửa hàng Bally ở sân bay TSN và Nội Bài và sau đó nhiều thương hiệu xa xỉ khác cũng theo sau, tham gia hệ thống kinh doanh hàng miễn thuế của IPPG.
Nhờ sự tin tưởng ban đầu của hai thương hiệu Bally và Hennessy, chúng tôi hiện đã và đang là đối tác phân phối độc quyền tại VN của hơn 100 thương hiệu quốc tế.
Chúng tôi rất tự hào rằng IPPG là công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh hàng cao cấp/ xa xỉ tại VN, để đạt được thành tựu ngày hôm nay, chúng tôi đã phải hy sinh rất nhiều về lợi nhuận ở thời điểm ban đầu hình thành doanh nghiệp, nhưng chúng tôi muốn chứng minh cho các nhà đầu tư và các thương hiệu quốc tế rằng đất nước chúng tôi đã sẵn sàng cho sự phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ sự phát triển của nền kinh tế, minh bạch hóa các hệ thống quy định, qui chế quản lý hiện hành để tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, an toàn và nhanh chóng, chào đón tất cả các doanh nghiệp đến làm ăn và tăng trưởng bền vững tại VN.
3/ Hiện tại, Bà cảm thấy đối tượng nào là khách hàng của các thương hiệu cao cấp/ xa xỉ tại Việt Nam?
- Chúng tôi có 3 đối tượng khách hàng chính:
- Một trong những đối tượng khách hàng chính của IPPG là phân khúc khách hàng giới thượng lưu tại VN, là những khách hàng trung thành, họ chi tiêu rất đáng kể cho mỗi lần mua sắm. Và theo thống kê, phân khúc giới thượng lưu ở VN chiếm hơn 1.62% tổng dân số cả nước. Và VN là một trong 6 quốc gia có số lượng người giàu phát triển nhanh nhất thế giới trong vài năm qua.
- Bên cạnh đó, khách du lịch và khách nước ngoài sinh sống tại VN cũng là đối tượng khách hàng quan trọng của IPPG, mặc dù họ không thường xuyên mua sắm so với các nhóm đối tượng khách hàng khác nhưng họ là một nguồn thu nhập ổn định, đóng góp bền vừng cho tổng doanh số IPPG. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam đang đạt mức cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2018, du lịch đang bùng nổ tại VN cùng với sự phát triển kinh tế của quốc gia và nhờ chính sách hoàn thuế của Chính phủ VN. Đối tượng khách hàng này đang đóng góp hơn 15% trong tổng doanh thu của chúng tôi.
- Cuối cùng, thế hệ Millennials chiếm 35% dân số Việt Nam. Mặc dù, họ chưa phải là nguồn doanh thu chính của IPPG nhưng đây là những thế hệ tương lai sẽ tiếp quản các động lực chính trong việc duy trì và phát triển kế hoạch doanh số của chúng tôi trong những năm tới.
4/ Bà có đang thực hiện bất kỳ nỗ lực đặc biệt nào để tiếp cận với thế hệ Millennials? Liệu rằng có một thị trường cho các sản phẩm xa xỉ hướng đến giới trẻ, và nếu vậy, làm thế nào để bạn tiếp cận chúng?
- Millennials là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển hiện tại và tương lai của công ty. Và tôi tin rằng đây là khách hàng mục tiêu trong tương lai cho tất cả mọi người!
- Vâng, chúng tôi đã và đang tạo ra rất nhiều hoạt động tại Việt Nam để thu hút hàng thế hệ Millennials như: tài trợ các chương trình thời trang, chương trình hòa nhạc, tổ chức các sự kiện hợp tác thể thao & thời trang, hội thảo giới thiệu thời trang, sự kiện truyền thông nổi bật ...
- Ngay cả Đối tác của chúng tôi là các thương hiệu cao và trung cấp đã và đang tiếp tục tạo ra các thiết kế, sản phẩm và chiến dịch tiếp thị tập trung vào thế hệ trẻ, đây là hướng đi chung về kinh doanh bán lẻ trên toàn thế giới vì thế hệ Millennials là sẽ là thế hệ người tiêu dùng chính của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi bán lẻ trên toàn cầu.
- Sẽ luôn có một thị trường sản phẩm xa xỉ dành cho giới trẻ! Thông qua phương tiện truyền thông xã hội, các kênh tiếp thị kỹ thuật số, đặc biệt thông qua những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến đại bộ phận từng đối tượng khách hàng chính, v.v…chúng tôi phát triển nhận thức về thương hiệu, định hình thông tin kiến thức thương hiệu và tạo ra nhu cầu về trang phục hàng ngày/ trang phục đường phố phối hợp với cách sử dụng các sản phẩm xa xỉ ...
- Các thương hiệu quốc tế cũng đang sử dụng phương thức hợp tác để tiếp cận đối tượng khách hàng Millennials. Ví dụ: sự hợp tác bất ngờ giữa các thương hiệu thời trang xa xỉ và các thương hiệu street style dành cho giới trẻ nổi tiếng với các bộ sưu tập độc quyền và các phiên bản giới hạn: Balmain thiết kế cho H&M, Kith thiết kế cho Versace…
- Sự phối hợp giữa thương hiệu xa xỉ và thương hiệu bình dân đường phố là xu hướng đang gia tăng sự chia sẻ phát tán thông tin thú vị trên phương tiện truyền thông xã hội trong cộng đồng thế hệ trẻ.
- Những chiến lược hợp tác mới đã rất thành công đối với các thương hiệu xa xỉ vì nó đáp ứng nhu cầu về sự mới mẻ liên tục từ thế hệ người tiêu dùng Millennials.
5/ Những thách thức kinh doanh mà bạn thấy trong tương lai là gì?
- Có những thách thức mà tất cả các nhà bán lẻ cần cẩn trọng và sẵn sàng đối phó:
• Sự lạm phát: Tôi tin rằng tất cả mọi người nhận thức được việc giảm giá trị của tiền tệ và với chúng tôi, đây sẽ là vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng đến chiến lược về giá bán lẻ của chúng tôi vì tất cả các sản phẩm của chúng tôi được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
• Những điều không chắc chắn trong nền kinh tế thế giới: Nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều bất ổn trong quá trình phát triển. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi mà không lường trước được, ví dụ căng thẳng thương mại của Mỹ và Trung Quốc tạo ra rất nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp của 2 đất nước và các nước lân cận có mối quan hệ liên quan.
• Thị trường hàng giả: Vẫn còn một thị trường giả hiện đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các thương hiệu và chính quyền địa phương.
• Hàng xách tay và buôn lậu là thách thức lớn của chúng tôi và điều đó đã tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng đến kinh doanh của IPPG khi chúng tôi luôn trung thành với các hoạt động kinh doanh hợp pháp.
• Nhân lực: Đặc biệt là sự chiêu dụ nguồn nhân lực vận hành được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong kinh doanh bán lẻ hàng xa xỉ, vì hiện nay các thương hiệu xa xỉ đang mở rộng thị trường sang VN và châu Á với quy mô lớn, nên họ sẵn sàng trả lương gấp đôi gấp ba để thu hút các nhân viên đầy kinh nghiệm được đào tạo bài bản của các công ty như chúng tôi
• Vị trí đắc địa: khi bạn phân phối hàng xa xỉ, một số thương hiệu nhất định sẽ chỉ tham gia thị trường nếu họ được đảm bảo một vị trí tốt ở trung tâm thành phố. Và điều này luôn gây khó khăn cho chúng tôi thì không có nhiều mặt tại các vị trí trung tâm.
• Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức nhưng tôi tự tin rằng chúng tôi đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho IPPG về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, và hiện nay các thương hiệu đã tự chủ động tìm đến IPPG để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh tại VN và họ đã chấp nhận lắng nghe các ý kiến đóng góp về chiến lược kinh doanh phù hợp cho thị trường VN của 1 doanh nghiệp uy tín đầy kinh nghiệm và luôn tôn trọng quy trình làm việc chuyên nghiệp quốc tế trong việc phân phối bán lẻ hàng xa xỉ.
6/ Bà nhận thấy các lĩnh vực nào có khả năng tăng trưởng, sản phẩm – thị trường tiêu dùng thông minh nằm ở đâu?
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, giá trị bán lẻ của Việt Nam ước tính đến năm 2020 dự kiến sẽ đạt hơn 225 tỷ USD và tăng gấp đôi vào năm 2025.
Thống kê cho thấy Mức chi tiêu của người Việt đối với thời trang hiện đang đứng thứ 3, chỉ sau chi tiêu cho thực phẩm và tiết kiệm.
Hiện nay, phân khúc giới thượng lưu tại Việt Nam là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất thế giới.
Việc gia tăng giá trị mức sống tại VN sẽ góp phần giúp người tiêu VN có khả năng thanh toán cho các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao hơn.
Vì vậy, hầu hết các nhà đầu tư và tổ chức khảo sát thị trường quốc tế đều coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới về đầu tư bán lẻ.
Theo số liệu từ Business Monitor International, các ngành công nghiệp có nhu cầu địa phương & quốc tế ngày càng tăng ở Việt Nam là du lịch & giáo dục, giao thông vận tải & truyền thông, y tế, nhà ở và tiện ích, thời trang, F&B, giải trí.
Đặc biệt, vì Việt Nam đã ký 12 FTA với nhiều quốc gia nên có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường và sự cạnh tranh ở thị trường VN ngày càng gay gắt.
7/ Công nghệ có tác động cụ thể như thế nào- nếu có- trong kế hoạch hiện tại và tương lai của Bà? Liệu công nghệ có giúp đỡ hay làm tổn thương ngành công nghiệp mà Bà đang kinh doanh?
- Công nghệ là một phần quan trọng trong hệ thống kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi đã đầu tư hàng triệu USD cho hệ thống CNTT và cơ sở hạ tầng, ERP bao gồm: HRM, CRM, Loyalty và Hệ thống bán lẻ thông minh.
- Với hệ thống báo cáo quản trị phân tích số liệu doanh nghiệp, chúng tôi có thể nắm bắt kịp thời mọi số liệu liên quan đến quản trị kinh doanh mọi lúc mọi nơi, bao gồm cả xu hướng thị trường cho phép chúng tôi đưa ra quyết định tốt hơn và nhanh hơn với hiệu quả cao hơn.
- Công nghệ đã có những tác động sâu sắc đến doanh nghiệp như:
• Thúc đẩy tính minh bạch
• Hợp lý hóa quy trình kinh doanh
• Tạo ra các chương trinh quản lý sáng tạo và hiệu quả để quản lý khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên quan, nhân viên; và Tạo cho chúng ta khả năng thích ứng ngay với những thay đổi và nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới.
- Tuy nhiên áp dụng công nghệ là thử thách không nhỏ với các doanh nghiệp:
• Chi phí đầu tư cao
• Thiếu chuyên gia lành nghề và có năng lực để triển khai công nghệ 4.0
• Công nghệ loại bỏ công ăn việc làm và tạo ra sự dư thừa. Vì vậy, chúng tôi phải cân bằng khi áp dụng công nghệ vào kinh doanh với kế hoạch phù hợp để đào tạo lại và tái phân bổ lực lượng lao động.
• Thương mại điện tử cũng là một trong những công nghệ thịnh hành cho kinh doanh bán lẻ.
Vì vậy, IPPG sẽ nắm bắt xu hướng hiện tại, định hướng phát triển tiếp theo của công ty chúng tôi sẽ là kinh doanh thương mại điện tử với hơn 100 thương hiệu, tất cả các sản phẩm chính hãng của chúng tôi sẽ có sẵn trực tuyến để phục vụ cho khách hàng thông qua vài thao tác trực tiếp đơn giản, chúng tôi tin tưởng mảng kinh doanh thương mại điện tử sẽ góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp của chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn trong 10 năm tới.
8/ Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường có phải là mối quan tâm của doanh nghiệp Bà?
- Tính bền vững, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường là một chủ đề phổ biến trong vài năm qua trên tất cả các ngành công nghiệp trên toàn thế giới.
- Trách nhiệm xã hội của IPPG ngày càng trở nên quan trọng hơn khi chúng tôi phát triển và chúng tôi muốn làm cho doanh nghiệp của chúng tôi thân thiện với môi trường và đóng góp cho sự thịnh vượng bền vững của cộng đồng.
- Chúng tôi nhận thức và hợp tác với các thương hiệu / công ty hoạt động theo các tiêu chuẩn bền vững như nguyên vật liệu thiên nhiên, quy trình sản xuất & kinh doanh thân thiện với môi trường, chất lượng cao và lâu dài với giá cả hợp lý, để hạn chế tối đa rác thải ra môi trường.
9/ Tại Hoa Kỳ, các trung tâm và cửa hàng bách hóa truyền thống đang biến mất nhanh chóng vì sự dễ dàng của thương mại trực tuyến. Điều này có áp dụng tại đất nước của Bà không?
- Chưa, hiện tại tình hình kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam rất khác biệt so với thị trường bán lẻ Hoa kỳ.
- Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới. Nhưng chủ yếu giao dịch tốt về thương mại điện tử là thời trang / F & B / sản phẩm gia dụng mức trung bình thấp, không phải sản phẩm trung cấp và cao cấp. Và hầu hết mua sắm trực tuyến hoạt động bởi doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, cá nhân gia đình thông qua facebook hoặc instagram. Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon vẫn chưa tham gia vào thị trường VN.
- Ở VN, trung tâm mua sắm vẫn cung cấp một giá trị khác biệt. Không có nhiều sự lựa chọn về trung tâm mua sắm cho người Việt Nam. Trung tâm mua sắm vẫn là điểm thu hút cuối tuần chính để gia đình và bạn bè tụ tập, họ đến đó vì nhiều mục đích như xem phim, giải trí, F&B, cửa hàng sách và ... không phải nhất thiết chỉ phục vụ nhu cầu đi mua sắm, vì vậy mua sắm tại trung tâm thương mại / cửa hàng tiện lợi vẫn là một sở thích quan trọng ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, người Việt vẫn thích trải nghiệm dịch vụ cao cấp tại cửa hàng, có thể cầm nắm nhìn ngắm trực tiếp sản phẩm, dịch vụ, môi trường sang trọng, tối ưu hóa thời gian tại cửa hàng.
Tất cả các thương hiệu quốc tế hàng đầu luôn luôn chọn thiết kế và vật liệu tốt nhất để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm sang trọng nhất ... Phong cách bày trí sản phẩm tại các tủ trưng bày của cửa hàng thực tế cũng là khoản đầu tư lớn của tất cả các thương hiệu để thu hút khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu....
Mục tiêu khách hàng chính của các trung tâm thương mại kinh doanh hàng xa xỉ tại VN là những khách hàng thương lưu mà đối tượng này thì không quá cập nhật và quan tâm về công nghệ mới như giới trẻ.
Tuy nhiên, lượng chi tiêu trong ngành bán lẻ trong tương lai sẽ sử dụng chủ yếu xu hướng tiếp thị kỹ thuật số và thương mại điện tử vì đây là công nghệ bán rẻ mà thế hệ Millennials đang rất chú ý.
Vì vậy, IPPG sẽ đi cùng xu hướng thị trường này, chúng tôi đang triển khai nền tảng thương mại điện tử và đây là thương mại điện tử thời trang với đa dạng nhãn hiệu và sản phẩm chính hãng, đầu tiên tại VN, nơi tất cả các sản phẩm của chúng tôi sẽ có sẵn trực tuyến cho khách hàng của chúng tôi thông qua một vài thao tác đơn giản, hướng kinh doanh mới này sẽ giúp doanh nghiệp của chúng tôi phát triển mạnh mẽ trong 10 năm tới.
Tin liên quan
13 - 12 - 2024 | Hoạt động cộng đồng
IPPG phối hợp WeLead cùng nâng cao sức khoẻ tinh thần của các nữ doanh nhân09 - 11 - 2024 | Tin đầu tư
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận Giải thưởng Cống hiến trong lĩnh vực thương mại hàng không Trinity 202408 - 11 - 2024 | Tin Tập Đoàn
CEO IPPG phát biểu tại Diễn đàn Doanh nhân Nữ Việt Nam 2024