Tổng Giám đốc IPPG ''Không ai có thể lấy đi quyết tâm thành công của phụ nữ''

07 - 11 - 2019

Ngày 30 & 31/10/2019 vừa qua, nhận lời mời của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam & Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN (AWEN), bà Lê Hồng Thủy Tiên - Tổng Giám đốc IPPG đã tham dự “Hội nghị nữ CEO Asean 2019” diễn ra tại Bangkok (Thái Lan). Hội nghị do AWEN, Bộ Phát triển Xã hội & An ninh con người Thái Lan tổ chức, với sự tham gia của nhiều vị lãnh đạo, chính khách, doanh nghiệp cùng các nữ CEO đại diện cho các nước khu vực ASEAN gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma và một số nước ngoài khối ASEAN.

Hội nghị được xem là cơ hội tuyệt vời dành cho các nhà lãnh đạo trong ngành và các nữ CEO hàng đầu khu vực ASEAN để bày tỏ quan điểm và góc nhìn của mình về những thách thức mới trong kỷ nguyên 4.0, sự thích nghi cần thiết để biến thử thách thành cơ hội, đồng thời chia sẻ các vấn đề liên quan đến vai trò của phụ nữ, điều hành và quản lý doanh nghiệp.

Nữ doanh nhân khẳng định giá trị bằng những nỗ lực vượt trội

Ngày 31/10/2019, buổi tọa đàm giữa 10 nữ tổng giám đốc, chủ tịch tập đoàn của 10 nước Asean với chủ đề “Bình đẳng giới trong việc kinh doanh & Quan điểm về nữ doanh nhân tương lai trong kỷ nguyên 4.0” do bà Anna Coren, phóng viên quốc tế CNN điều phối đã diễn ra rất sôi nổi trong hơn 2,5 giờ. Tại phiên làm việc này, bà Lê Hồng Thủy Tiên - Tổng Giám đốc IPPG đã có nhiều phát biểu sâu sắc và giàu tính thuyết phục, tạo được ấn tượng đặc biệt tại hội nghị khi nói đến vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong doanh nghiệp, cùng những thách thức mà bà phải đối diện khi bước ra thương trường. Trả lời câu hỏi về những khó khăn khi khởi nghiệp của phụ nữ Việt Nam, bà Thủy Tiên chia sẻ: “Phụ nữ Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp rất cao, tuy nhiên  vẫn còn gặp phải một số rào cản như: tư tưởng xem trách nhiệm của phụ nữ là việc nhà và con cái, không có nhiều cơ hội hội nhập vào xã hội nam giới, không thu xếp được thời gian tham gia các lớp đào tạo ngoài giờ, phụ nữ khởi nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn… Xin chia sẻ vài thống kê thú vị ở Việt Nam: theo báo cáo năm 2015 của VCCI, số lượng phụ nữ Việt Nam khởi nghiệp là 15,5% so với nam giới là 11,6% và báo cáo của MasterCard Worldwide vào tháng 5 /2018, Việt Nam đang xếp thứ 6 trong số 57 quốc gia được khảo sát với số lượng phụ nữ tham gia trong đội ngũ quản lý cấp cao tại các tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu thế giới; và gần đây, Facebook đã công bố kết quả khảo sát rằng, khi được hỏi thì cứ 5 người phụ nữ ở VN thì có 4 người muốn khởi nghiệp. Facebook tính toán rằng nếu chỉ một nửa trong số đó có cơ hội khởi nghiệp thành công, Việt Nam sẽ tạo ra 1,1 triệu doanh nghiệp mới và 3,9 triệu việc làm vào năm 2021. Qua những thông tin vừa rồi chắc bạn cũng thấy, bên cạnh sức mạnh nội tại, nữ doanh nhân Việt Nam hiện nay còn có sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước và các Ban ngành các cấp, tạo nhiều điều kiện cho người phụ nữ mạnh dạn bước vào lĩnh vực kinh doanh và tự chủ cuộc sống của mình”.

Theo bà Thủy Tiên, nếu có đam mê, ý chí và tư duy kinh doanh sáng tạo, phụ nữ nên mạnh dạn bắt tay khởi nghiệp, bởi một CEO nữ có rất nhiều lợi thế so với nam giới: có thể chịu trách nhiệm nhiều công việc cùng lúc, khả năng đồng cảm cao, kiên nhẫn và bình tĩnh, chú ý tiểu tiết… từ đó dễ dàng đưa doanh nghiệp vượt qua mâu thuẫn cũng như những giai đoạn khó khăn để đi đến thành công.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên tự tin diễn thuyết trong buổi tọa đàm

Là một trong những nữ doanh nhân có kinh nghiệm làm diễn giả trong nước cũng như quốc tế, bà Thủy Tiên cho biết: “Gần đây Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tựu bình đẳng giới ấn tượng theo đánh giá của Liên Hiệp quốc. Điều này có được là nhờ các chính sách năng động của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Ban ngành các cấp và các tổ chức như Hội Phụ nữ Việt Nam, nhất là của Hội đồng doanh nhân Nữ  Việt Nam (thuộc VCCI)… Các tổ chức này đã đưa ra nhiều sáng kiến và các hoạt động có ý nghĩa thiết thực để hỗ trợ các doanh nghiệp, như: tổ chức nhiều hội thảo, đào tạo trong nước và khu vực để học hỏi kinh nghiệm tiếp cận thông tin và thị trường…

“Bình đẳng giới không có nghĩa là ngồi yên đó chờ đợi nam giới và xã hội trao quyền, mà chính bản thân từng người phụ nữ nên nhận thức được giá trị của chính mình, tự nỗ lực phát huy những giá trị đó, nắm bắt cơ hội vươn lên để khẳng định mình”, bà Tổng Giám đốc IPPG đúc kết.

 

Bà Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và bà Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Thái Lan chụp hình lưu niệm cùng bà Thủy Tiên

Cũng trong buổi tọa đàm, bà Thủy Tiên chia sẻ bài học “xương máu” của mình khi đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc siêu thị Miền Đông lúc mới 25 tuổi: “Khả năng tự vươn lên và khẳng định giá trị của bản thân là cách duy nhất để đạt được sự tôn trọng của cánh mày râu và xã hội, và tôi cũng học được rằng không ai có thể lấy đi của tôi sự quyết tâm để đi đến thành công. Ngày hôm nay, chúng tôi cùng ngồi ở đây, trên sân khấu này để chia sẻ những câu chuyện kinh doanh, những kinh nghiệm thực tế của chính chúng tôi, nhưng phải nhìn nhận rằng, chúng tôi đã trải qua vô số khó khăn, thất bại, thậm chí là “bầm dập” rất nhiều. Tôi vẫn xác định những năm sắp tới khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn, và cũng có thể những khoảnh khắc quỵ ngã cũng sẽ nhiều hơn trước đó nhưng tôi luôn tâm niệm rằng sẽ luôn vững vàng không chùn bước để vượt sóng, mạnh mẽ phấn đấu như những người phụ nữ ASEAN kiên cường”.

Cân bằng việc áp dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp

Trả lời câu hỏi về tác động của công nghệ trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp, bà Thủy Tiên khẳng định: “IPPG hiện đang quản lý hơn 1,000 chuỗi cửa hàng bán lẻ và 35 công ty thành viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, công nghệ với nhiều tác động tích cực như thúc đẩy tính minh bạch; hợp lý hóa quy trình kinh doanh; tạo ra cách thức đổi mới để quản lý khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên quan, nhân viên một cách hiệu quả. Công nghệ còn hỗ trợ tăng khả năng thích ứng ngay với sự thay đổi; nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh mới… là một phần quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của Tập đoàn. Thời gian qua chúng tôi đã đầu tư hàng triệu USD vào hệ thống CNTT và cơ sở hạ tầng như ERP bao gồm hệ thống Oracle HRM, CRM và hệ thống bán lẻ thông minh…”.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cũng đi kèm nhiều thử thách như: chi phí đầu tư cao, sự thích ứng của công nghệ mới thay thế cách vận hành theo thói quen cũ, thiếu nhân sự lành nghề và có năng lực để triển khai hệ thống, gây ra sự dư thừa nhân sự… Vì vậy, IPPG phải cân bằng về nhiều mặt khi áp dụng công nghệ, có kế hoạch phù hợp để đào tạo lại và tái phân bổ lực lượng lao động của Tập đoàn.

Tổng Giám đốc IPPG cùng các nữ CEO và các chính khách chụp hình lưu niệm cùng công chúa Thái Lan Mahavajrarajadhita tại Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ châu Á 2019

Bà cũng cho biết thêm: “Thương mại điện tử, AI, Fintech và Big data sẽ là ứng dụng công nghệ tiên tiến tiếp theo của IPPG. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, tôi tin tưởng xu hướng này sẽ giúp doanh nghiệp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong 10 năm tới”.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên hiện đang là Tổng Giám đốc của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), mt trong nhng doanh nghip tư nhân ln nht Việt Nam. Bà còn được biết đến là mt nhà hot động xã hi cho quyền bình đẳng của phụ nữ Vit Nam. Dưới s qun lý ca bà, IPPG đã chính thc nhp khu và phân phi hơn 100 thương hiu đẳng cấp thế giới. Ngoài hot động kinh doanh, bà Thy Tiên luôn nhit tình h tr, nâng cao năng lc cho ph n và to cơ hi cho h phát trin ngh nghipIPPG hiện có 60% nhân viên n, và 70% v trí qun lý cp cao ca Tp đoàn cũng do phái đẹp nm gi.

IPPG - Tập đoàn Liên Thái Bình Dương là tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực, là đối tác phân phối độc quyền của hơn 100 thương hiệu thế giới, đầu tư Quản lý Trung tâm Thương mại và hơn 1.000 cửa hàng bán lẻ cao cấp. Bên cạnh đó, IPPG còn tham gia đầu tư Nhà ga quốc tế Cam Ranh và kinh doanh chuỗi cửa hàng miễn thuế tại các sân bay khắp cả nước. Trung bình hàng năm, đơn vị thực hiện nộp ngân sách nhà nước 1.950 tỷ đồng và tạo công văn việc làm cho hơn 25.000 lao động trong nước.