Kỷ lục gia, Nhà sáng nghiệp Johnathan Hạnh Nguyễn: Tôi chọn sứ mệnh “Mang tinh hoa thế giới đến Việt Nam”
10 - 07 - 2019
Là đại diện phân phối và chủ đầu tư của hàng loạt dự án thuộc nhiều lĩnh vực như Thời trang, ẩm thực, bất động sản, dịch vụ phi hàng không… Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific Group – IPPG) được biết đến là một trong những tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực hàng đầu tại Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn. Người được giới truyền thông và kinh doanh tại Việt Nam ưu ái dành tặng cái tên “Vua hàng hiệu”.
Dấu ấn người tiên phong mở đường bay thẳng quốc tế chính thức đầu tiên của Hàng không Quốc gia Việt Nam
Được biết đến là một trong những doanh nhân tiêu biểu xây dựng nên một tập đoàn vững mạnh từ đôi bàn tay trắng, nhưng ít người biết cũng chính ông là người tiên phong mở đường bay kết nối Việt Nam với thế giới từ 33 năm trước (năm 1985).
Khoảng năm 1985, ông Johnathan Hạnh Nguyễn là người đã có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán để mở tuyến bay chính thức giữa Việt Nam và Philippines với chặng bay từ TP.Hồ Chí Minh đến Manila (Philippines).
Kỷ lục gia, Nhà sáng nghiệp Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch IPPG.
Ở thời điểm, Việt Nam đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ, chỉ có 2 cửa ngõ hàng không để đi ra thế giới là Việt Nam - Bangkok và Việt Nam - Moscow. Lúc đó, tuyến đường bay ra các nước tư bản luôn bị Thái Lan hạn chế và kiểm soát chặt chẽ. Phía Philippines lại đang áp dụng chế độ thiết quân luật, Tổng thống Marcos từng khẳng định không có lý do gì để chấp nhận mở đường bay, ai trái lệnh sẽ bị xử lý kỷ luật. Do đó, việc thuyết phục là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến cả mạng sống.
Nói về điều này, ông cho biết, đó là một may mắn không thể tưởng nổi, ngày Tổng thống Philippines chấp thuận ký quyết định cho phép máy bay Việt Nam đáp xuống sân bay Manila (ngày 4/9/1985) là “ngày lịch sử trong đời tôi”. Tuy nhiên, mặc dù đã có quyết định của Tổng thống nhưng để máy bay Vietnam Airlines từ Thành phố Hồ Chí Minh đáp được xuống Thủ đô Manila còn trải qua hàng chục thủ tục với hơn 18 con dấu, chữ ký của các cơ quan chức năng Philippines. Để rút ngắn thời gian từ khoảng 1 tháng xuống còn 4 ngày, ông đã tự mình mang hồ sơ đến từng cơ quan, xin từng chữ ký của các lãnh đạo để hoàn tất thủ tục. Và ngày 09/9/1985, đường bay thẳng TP. Hồ Chí Minh - Manila (Philippines) chính thức được nối liền.
Hơn 30 tấn thuốc men, hàng hóa được chuyển về cho Việt Nam trong những chuyến bay thẳng đầu tiên này đã thực sự mở ra một cơ hội mới trong vận chuyển hàng hóa cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng bắt đầu quá trình đổi mới và mở cửa cho đất nước Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Viễn - Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng xác lập Kỷ lục đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn tại Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 35 tại TP.HCM
Với những cống hiến đó, vào năm 2018, ông được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tôn vinh giá trị Kỷ lục là “Người góp phần mở đường bay chính thức quốc tế đầu tiên của Hàng không Quốc gia Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975”.
Chọn sứ mệnh “Mang tinh hoa thế giới đến Việt Nam”
Hai năm sau ngày mở đường bay, ông là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương - Imexpan Pacific (IPPG). Đúng như mục tiêu và sứ mệnh “Mang tinh hoa thế giới đến Việt Nam”, từ khi thành lập đến nay, IPPG đã hợp tác và đầu tư hơn 400 triệu USD vào các dự án khác nhau trên khắp đất nước, mang lại doanh thu hơn 500 triệu USD mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 25.000 lao động tại Việt Nam.
Điển hình như dự án hợp tác đầu tư cải tạo Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) thành một trung tâm thương mại đẳng cấp hàng đầu Việt Nam với hơn 90 thương hiệu đẳng cấp thế giới và Việt Nam như: Bvlgari, Chanel, Christian Dior, Cartier, Zegna, Lancôme, Louis Vuitton, Salvatore Ferragamo, Rolex... đã làm thay đổi bộ mặt các dịch vụ mua sắm nơi đây. Dự án này từng được chính quyền TP. Hà Nội đánh giá là một điểm son mua sắm và giải trí cho du khách cũng như người dân Hà Nội mà điều này, có lẽ chỉ có Tập đoàn IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn mới làm được. Bởi để mang được các thương hiệu nổi tiếng vào Việt Nam cũng khá gian nan, vất vả vì họ đều có yêu cầu rất cao với những tiêu chuẩn khắt khe và mức chi phí đầu tư không hề nhỏ.
Khi được hỏi về nguyên nhân khiến ông đưa hàng trăm thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ: “Tôi sống nhiều năm ở nước ngoài và nhận thấy nhu cầu giới thiệu, phân phối sản phẩm của các hãng thời trang hàng hiệu đẳng cấp trên thế giới và các dịch vụ ẩm thực, đặc biệt là cửa hàng fastfood tại các sân bay là rất lớn, nếu không muốn nói đó là nhu cầu tất yếu của một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, khi về Việt Nam tôi thấy hầu hết các dịch vụ ăn uống tại sân bay còn rất ít và cũng chưa tiện lợi. Vì vậy, tôi nghĩ ngay đến việc đưa thương hiệu quốc tế về Việt Nam và 3 thương hiệu đầu tiên được tôi đưa về Việt Nam là thương hiệu thời trang đẳng cấp Ferragamo, Burberry và Bally. Để hợp tác, đưa được các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về Việt Nam là điều không hề dễ dàng. Tôi thấy được các đối tác đòi hỏi rất khắt khe, tiêu chuẩn cao vì thế đầu tư cũng phải rất lớn. Có những thương vụ để hợp tác thành công tôi phải đầu tư lên đến hàng chục triệu USD. Nhưng không phải thương hiệu nào nổi tiếng tôi cũng hợp tác, mà để đi đến hợp tác, tôi phải khảo sát rất kỹ bởi không phải thương hiệu nào thành công ở nước ngoài cũng có thể thành công tại Việt Nam…”
Chia sẻ về bí quyết thành công trong việc đưa các thương hiệu lớn về Việt Nam, ông cho biết thêm: “Muốn mở một ngành hàng nào để đạt được thành công thì tất yếu mình phải có nhân sự trong ngành đó và họ phải có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn lớn. Chẳng hạn, trong lĩnh vực fastfood, tôi đã mời được Tổng giám đốc Autogrill khu vực châu Á trước đây về phụ trách điều hành nhân sự, quản lý. Hoặc ngành thời trang, tôi mời được cựu Tổng giám đốc khu vực Bắc Mỹ của Tập đoàn DFS về làm Phó Tổng giám đốc phát triển kinh doanh... Những nhân vật này, từ ngày đầu thành lập Công ty, họ đã đào tạo và phát triển cho chúng tôi một đội ngũ quản lý người Việt Nam vững vàng, bài bản… Đây cũng chính là bí quyết giúp hoạt động kinh doanh của Tập đoàn IPPG thành công ở tầm quốc tế"…
Nhà ga quốc tế tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh với kiến trúc lấy cảm hứng từ hình ảnh tổ chim yến là nhà ga được đầu tư theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 30/6/2018 vừa qua, Nhà ga sân bay Quốc tế 4 sao đầu tiên của Việt Nam tại Cam Ranh (Khánh Hòa) với tổng diện tích sử dụng 50.500m2 khánh thành sau 19 tháng thi công với nhiều thách thức. Trong đó, IPPG là cổ đông lớn nhất, với kinh nghiệm hơn 30 năm hợp tác kinh doanh hàng không, cửa hàng miễn thuế, nhà hàng thức ăn nhanh và các điểm dịch vụ bán lẻ tại nhiều sân bay của Viêt Nam và châu Á. Việc đầu tư vào mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh của IPPG được xem là một bước đi chiến lược, kịp thời đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không đang tăng lên rất nhanh trong cả nước, góp phần vào sự phát triển của ngành hàng không tại Việt Nam, phù hợp với chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính phủ về việc xã hội hóa các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
Bên cạnh đó, IPPG còn hợp tác với các đối tác như: DFS, SASCO, AUTOGRILL để đầu tư mở hàng loạt chuỗi cửa hàng miễn thuế, chuỗi cửa hàng lưu niệm, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và nhiều dịch vụ phi hàng không trên khắp các sân bay Việt Nam, Philippines...
Chia sẻ về lý do đầu tư vào những dự án lớn trong lĩnh vực hàng không, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết: “Tôi rất muốn trở thành nhà đầu tư để xây dựng các sân bay đạt chuẩn quốc tế thành một hệ thống đồng bộ. Sân bay không chỉ là cửa ngõ đón tiếp hành khách quốc tế mà còn là bộ mặt của đất nước, bạn bè thế giới nhìn vào đó để đánh giá tầm vóc, sự phát triển kinh tế của quốc gia đó”.
Với những thành tựu và cống hiến cho đất nước và nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các hoạt động xã hội thiện nguyện vì cộng đồng, ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG vinh dự đón nhận hơn 300 Huân - Huy chương, Kỷ niệm chương và bằng khen từ Chính phủ Việt Nam và các nước cùng các cơ quan ban ngành, địa phương trao tặng
Trên 30 hoạt động trong ngành hàng không và hơn 20 năm kinh doanh hàng hiệu, là đối tác của hàng trăm thương hiệu nổi tiếng, cùng với uy tín và tiềm lực tài chính mạnh, ông Johnathan Hạnh Nguyễn sở hữu những lợi thế vượt trội trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như thời trang; ẩm thực; rượu và thuốc lá; công nghệ điện tử; bất động sản; dịch vụ phi hàng không; đầu tư và quản lý sân bay, trung tâm thương mại cao cấp… mà nhiều nhà đầu tư khác dù có tiền cũng khó có thể làm được.
Ngài David Moline – Đại diện Liên Minh Kỷ lục Thế giới (WorldKing) và Viện WFPA trao bằng và huy hiệu đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn
Với những dấu ấn đậm nét của một Nhà sáng nghiệp – Kỷ lục gia, trong Hội ngộ các Tổ chức Kỷ lục các quốc gia trên thế giới lần II/2018 diễn ra ngày 26/8/2018, ông Johnathan Hạnh Nguyễn trở thành một trong ba Nhà sáng nghiệp là Kỷ lục gia đầu tiên của Việt Nam được Viện Tổ nghề và Nhà sáng nghiệp Thế giới (World Founder and Progenitor Academy - WFPA) vinh danh trong giải thưởng “GLOBAL VISION OF FOUNDER 2018”. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận, tôn vinh và tri ân thành tựu cống hiến của các Kỷ lục gia là Nhà sáng nghiệp toàn cầu, tạo ra các thương hiệu có giá trị phục vụ đời sống con người.
Viện WFPA tiến hành vinh danh giải thưởng GLOBAL VISION OF FOUNDER 2018 đợt 1/2018 đến 4 Nhà sáng nghiệp là Kỷ lục gia của Việt Nam và Ấn Độ trong đó có ông Johnathan Hạnh Nguyễn
Với những thành tựu và cống hiến cho đất nước và nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các hoạt động xã hội thiện nguyện vì cộng đồng, ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG vinh dự đón nhận 297 Huân - Huy chương, Kỷ niệm chương và bằng khen từ Chính phủ Việt Nam và các nước cùng các cơ quan ban ngành, địa phương trao tặng. Tuy nhiên, điều mà ông Johnathan Hạnh Nguyễn hãnh diện nhất không phải là những giải thưởng, bằng khen… mà chính là việc đã hiện thực hóa được ước mơ của mình với quê hương, đất nước, được các đối tác tín nhiệm và được Nhà nước tin tưởng.
Hiện nay, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đảm nhiệm các chức danh: Ủy viên Hội đồng bảo trợ - Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam; Phó Chủ nhiệm CLB “Vì Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu”; Ủy viên Hội đồng Trường Đại học Đà Lạt; Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Đà Lạt; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất – SASCO; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhà Ga Quốc tế Cam Ranh. Với những thành tựu và cống hiến cho đất nước và nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các hoạt động xã hội thiện nguyện vì cộng đồng, ông Johnathan Hạnh Nguyễn và IPPG vinh dự đón nhận hơn 300 Huân - Huy chương, Kỷ niệm chương và bằng khen từ Chính phủ Việt Nam và các nước cùng các cơ quan ban ngành, địa phương trao tặng, điển hình như:
|
Tin liên quan
09 - 11 - 2024 | Tin đầu tư
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận Giải thưởng Cống hiến trong lĩnh vực thương mại hàng không Trinity 202408 - 11 - 2024 | Tin Tập Đoàn
CEO IPPG phát biểu tại Diễn đàn Doanh nhân Nữ Việt Nam 202406 - 11 - 2024 | Tin đầu tư
IPPG và CDFG Ký Kết Hợp Tác Chiến Lược, Thúc Đẩy Thương Mại Du Lịch Việt Nam